GS. Thạch Nguyễn – Một trong những giáo sư hàng đầu thế giới hiện nay về tim mạch can thiệp- Người được cộng đồng các bác sĩ tim mạch Việt Nam kính trọng với tư cách người thầy “khai sáng” ngành tim mạch can thiệp – Hiện đang đảm nhiệm vị trí Quyền Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Y, bet365 aus (TTU) đã phát biểu như vậy trong cuộc nói chuyện với toàn thể học sinh khối 12 Trường phổ thông năng khiếu bet365 aus (TTS) chiều ngày 11/10 vừa qua.
Mặc dù đang trực tiếp tham gia chương trình làm việc vô cùng quan trọng với đoàn GS.BS. Hoa Kỳ và Singapore về việc hợp tác, phát triển nghiên cứu y học tại TTU, GS. Thạch Nguyễn vẫn ưu tiên tham dự cuộc tọa đàm ( mà ông thích gọi là trò chuyện, chia sẻ hơn) với toàn thể học sinh khối 12 TTS. Lý do của sự ưu tiên này rất đơn giản: “làm bất cứ điều gì tốt đẹp, có ích cho học sinh, sinh viên TTU”. Giáo sư hiểu rằng các em đang bước vào năm học quan trọng bậc nhất của cuộc đời học sinh. Đây là lúc mỗi người phải đưa ra lựa chọn về ngành, nghề và công việc mà mình muốn theo đuổi trong tương lai. Bất cứ lời khuyên, lời động viên nào với các em trong thời điểm này cũng đều có sức ảnh hưởng to lớn. Bởi vậy, ngay từ phút đầu tiên của cuộc trò chuyện, GS. Thạch Nguyễn đã khuyến khích mỗi học sinh hãy mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình để thầy, cô dành cho các em lời khuyên đúng đắn nhất.
Sau phút bỡ ngỡ ban đầu, các học sinh đều hào hứng chia sẻ những dự định của bản thân. Phần lớn các em có chung nguyện vọng lựa chọn các khối ngành Kinh tế- Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật và Y đa khoa. GS. Thạch Nguyễn ủng hộ các em theo đuổi mơ ước của mình với tất cả tình yêu và nhiệt huyết. “ Bởi nếu không làm việc gì đó bằng tình yêu và lòng đam mê thì bạn sẽ rất nhanh chóng thấy không còn hứng thú với việc mình đang làm nữa”. Giáo sư nhấn mạnh cách để duy trì lòng đam mê với công việc chính là không ngừng nghiên cứu, khám phá để tìm kiếm những điều mới mẻ mà trước đó chưa ai từng nghĩ tới.
Giáo sư đã dùng chính việc viết sách nghiên cứu y học của mình làm minh chứng. Hai trong số năm cuốn sách mà ông đã xuất bản được xếp vào những cuốn bán chạy nhất về tim mạch can thiệp tại Mỹ. Hiện những cuốn sách đó đã được tái bản đến lần thứ tư. “Tái bản không phải là cuốn sau y nguyên cuốn trước đâu nhé”- GS. Thạch Nguyễn nói- “không ai bỏ ra hơn 100 USD để mua một cuốn sách mà nội dung vẫn giống như cũ. Tuy nói là tái bản nhưng mỗi lần sách in ra lại có thêm một vài điều mới mẻ hoặc một phát hiện chưa từng thấy trước đó. Nếu lặp đi lặp lại một điều đã cũ thì dù nó có giá trị đến đâu, cuối cùng cũng trở thành lạc hậu”. “Không ngừng đổi mới, sáng tạo chính là cách để nước Mỹ trở nên hùng mạnh như ngày hôm nay, các em ạ” – Ông kết luận.
Trước băn khoăn của một nam sinh về việc không biết làm sao để xác định ngành nghề mình lựa chọn là đúng hay sai, giáo sư Thạch Nguyễn đưa ra gợi ý về việc hãy hỏi những người thân, những người hiểu biết về lĩnh vực mình đang quan tâm để họ chia sẻ và cho mình lời khuyên. Hãy nhờ thầy, cô giáo định hướng. Quan trọng hơn cả, bản thân có cảm thấy say mê hay không. Nếu có, hãy dũng cảm theo đuổi. “ Chúng ta có thể sai lầm. Nhưng đồng thời sẽ rút ra được rất nhiều bài học quý giá để trưởng thành hơn”.
Nói chuyện với những học sinh còn nhút nhát, rụt rè, GS. Thạch Nguyễn không ngừng động viên, khích lệ lòng tự tin nơi các em. “Phải nói bằng sự nhiệt huyết, say mê. Điều này sẽ thu hút người đối diện”. Sẽ không thể đạt được kết quả nếu ngay cả lời nói cũng không đủ sức thuyết phục.
Cuộc trò chuyện mỗi lúc một vui vẻ, cởi mở. Và tất nhiên, bằng tiếng Anh. Thỉnh thoảng, vị giáo sư đáng kính sử dụng tiếng Việt để giải thích những điều quan trọng cho tất cả học sinh cùng hiểu. Trần Thanh Bình, học sinh lớp 12 chuyên Anh ấp ủ một giấc mơ khởi nghiệp. Em băn khoăn không biết với lứa tuổi của mình điều đó có quá mạo hiểm và viển vông hay không. “ Không có gì quá sớm hay quá muộn để ta thực hiện điều mình mơ ước. Em hãy theo đuổi kế hoạch này một cách thông minh”. Giáo sư nói tiếp: “ Cần chia nhỏ mục tiêu để thực hiện. Em sẽ thấy ước mơ dù lớn cũng có khả năng trở thành hiện thực.”.
“Khi được hỏi vì sao chọn ngành y, phần lớn sinh viên đều trả lời đó là ước mơ từ thủa bé. Vì cha mẹ em là bác sĩ. Hoặc vì mất đi người thân nên muốn học làm bác sĩ để chữa bệnh cứu người”. Giáo sư cho biết “ không phải tất cả trong số họ sau này đều trở thành bác sĩ giỏi. Thậm chí có những người còn không thể tốt nghiệp. Nhưng họ lại thành công với sự lựa chọn mới. Các em có quyền thay đổi mơ ước hoặc sở thích. Không nhất thiết phải theo đuổi một điều mà qua thời gian nó đã không còn mãnh liệt hoặc không còn phù hợp với mình nữa”.
Nhân câu chuyện này, giáo sư khuyến khích các học sinh TTS hãy thay đổi tư duy, mạnh dạn chọn những điều mới mẻ. “ Giáo dục Khai phóng còn mới ở Việt Nam nhưng đã rất quen thuộc ở Mỹ. Đó là con đường dẫn đến thành công cho rất nhiều chính khách, CEO nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Đại đa số sinh viên trường Khai phóng đều có công việc ổn định và thăng tiến”. Giáo sư Thạch Nguyễn bày tỏ lòng cảm phục, kính trọng tầm nhìn, tâm huyết của bà Đặng Thị Hoàng Yến (A.k.a Maya Dangelas) – Chủ tịch sáng lập TTU, TTS khi quyết tâm đưa TTU phát triển theo mô hình Khai phóng Hoa Kỳ. “Bà Chủ tịch đã chọn cho các em con đường thành công của các nhà lãnh đạo, các doanh nhân nổi tiếng thế giới. Các em phải biết đón nhận và biến điều đó thành cơ hội thay đổi cuộc đời mình”. Ông khẳng định: “ Tôi nguyện dốc sức cùng bà Chủ tịch đưa TTU phát triển theo mô hình giáo dục Khai phóng. Bằng cách nào? Bằng cách đưa các sinh viên đi thực tập tại Mỹ. Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học. Mọi sinh viên phải giao tiếp bằng tiếng Anh để học tập và làm việc trong môi trường quốc tế”.
Giáo sư Thạch Nguyễn kết thúc buổi trò chuyện bằng lời hứa: “Tất cả tân sinh viên vừa nhập học ở cả 5 khoa sẽ đều được đi thực tập tại Mỹ và các nước phát triển trong năm 2018. Các em chọn TTU, tương lai đó là của các em”. Toàn thể học sinh có mặt đều xúc động cảm ơn ông bằng những tràng pháo tay không ngớt. “ Em sẽ là tân sinh viên TTU năm 2018”- một học sinh giỏi đội tuyển tiếng Anh của TTS khẳng định.