Muốn được vào học ở Harvard, bạn cần phải đạt 5.0 điểm Trung học, điểm SAT gần như tối đa và cũng cần có một năng khiếu nổi bật.
Trong một lần gặp gỡ người Việt Kiều Mỹ thành đạt – TS. Michael Lộc Phạm, Trợ lý Hiệu trưởng và Trưởng Khoa Kinh tế, bet365 aus , Tôi được Ông chia sẻ câu chuyện cuộc đời và đặc biệt là bí quyết để con Ông có thể vào được những trường Đại học hàng đầu nước Mỹ.
Sinh năm 1947, 45 năm xa quê hương TS. Michael Lộc Phạm đã tích lũy cho mình một kho những kinh nghiệm và thành tựu. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế, Đại học Luật Sài Gòn năm 1970. Rời Việt Nam, đến Mỹ năm 1971, 2 năm sau Ông bảo vệ thành công luận án Thạc Sĩ Kinh Tế tại Đai học San Francisco & Lincoln khi mới 26 tuổi.
Năm 1988, Ông bảo vệ thành công Luận án Thạc Sĩ Luật Thuế Vụ tại Đại học Golden Gate, Mỹ. Năm 1993, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật tại Đại học Luật San Francisco & Đại học Luật California.
43 năm kinh nghiệm hành nghề Luật sư tại Mỹ đồng thời cũng là Nhà Sáng lập và Điều hành 2 công ty luật tại San Jose, California, Mỹ (Công ty Luật Michael L. Pham và Công ty Tư Vấn Thương Mại Quốc Tế), TS. Michael Lộc Phạm nói về quãng thời gian khi ông mới đặt chân đến Mỹ: “Đời sống và tiền học ở Mỹ rất đắt. Dù có học bổng nhưng tôi cũng phải bươn chải làm đủ nghề từ sơn tàu cho đến dậy guitar cổ điển.”
Ông là tác giả của cuốn sách “Doanh Nhân Hoàn Hảo – Người Là Ai?” và là Nhà Sáng lập chương trình huấn luyện về Doanh Nhân tại Công ty IBCN – Hoa Kỳ cho sinh Viên Việt Nam tốt nghiệp tại đại học nước ngoài với mục đích thu hút nhân tài phục vụ quê nhà. Ở tuổi về hưu, Ông mong muốn được cống hiến cho nền giáo dục của quê nhà, đây chính là lý do đề người đàn ông 68 tuổi trở về Việt Nam.
Giáo dục không chỉ chú trọng về kiến thức
Hai người con của Ông đều tốt nghiệp những trường đại học hàng đầu nước Mỹ là Đại học Harvard chuyên ngành Y và Đại Học Ngoại Giao Seton Hall. Từ bàn tay trắng đi lên bằng con đường học vấn, TS. Michael Lộc Phạm chia sẻ: “ Như mọi phụ huynh là dân nhập cư trong xã hội Mỹ, Tôi luôn cố gắng cho con có một tương lai tốt hơn của mình. Riêng Tôi giáo dục không chỉ chú trọng về kiến thức, mà còn phải phát triển cả với tâm hồn, phải biết giúp đỡ và chia sẻ với những người thiếu may mắn”.
Chuẩn bị vào đại học từ khi 5 tuổi
Để giúp con vào đại học Havard, TS. Michael Lộc Phạm đã dày công chuẩn bị cho con từ bậc tiểu học: “Tôi đã luyện cho cả hai con từ 5 tuổi ba khả năng kiểm soát chính mình là học đàn, học võ thuật và lãnh đạo người khác. Ngay từ thời đi học các cháu đã là chủ bút tờ báo của trường với ban biên tập 12 người. Lên trung học, cả 2 đều có khả năng học vấn vượt trội với điểm A cho 5 khoá học của đại học như văn chương, sinh vật học, hoá học, vật lý, toán học”.
Ba điều kiện để vào được Havard
Điểm trung học phải đạt 5 chấm
Các học sinh tốt nghiệp trung học muốn vào Havard không phải chỉ đạt điểm 4 chấm (Straight A) mà phải đạt trên 4 chấm. Những năm cuốitrung học, học sinh phải đạt điểm A những môn AP (Advanced Placement – môn của đại học nhưng học sinh lớp 11 và 12 có thể xin học trước), quy ra điểm của trung học là 5 điểm.
Điểm SAT gần như tối đa
Ngoài ra học sinh phải có điểm SAT (Scholartic Aptitude Test) gần như tối đa, điểm SAT tuyệt đối hiện giờ là 2400. Đó mới là điều kiện cần, điều kiện đủ, các ứng viên phải chứng tỏ có tài lãnh đạo, khả năng giao tiếp qua những thành tích hoạt động ngoại khoá.
Năng khiếu nổi bật
Sau cùng ứng viên phải chứng tỏ khả năng như hùng biện, biểu diễn nghệ thuật hoặc võ thuật…Nếu như 2 ứng viên vào Havard có điểm tương đương nhau thì những bạn có năng khiếu nghệ thuật sẽ được ưu tiên xét tuyển.
Lời khuyên cho học sinh Việt Nam muốn du học ở Mỹ
Đối với những em học sinh sang Mỹ du học mà không có người thân hoặc người quen, việc lạc lõng, bỡ ngỡ, khó khăn lúc ban đầu là không tránh khỏi. TS. Michael Lộc Phạm khuyên các em nên tìm sự trợ giúp từ cộng đồng người Việt ở Mỹ, tập trung nhiều nhất tại California, Seattle, Texas, Washington D.C., Florida. Tuy nhiên các em nên cố gắng giao thiệp với người Mỹ để nâng cao vốn tiếng Anh và sẽ hòa nhập nhanh hơn.
Người Mỹ rất thích tìm hiểu tính cách và văn hóa của người nước ngoài. Họ sẽ vui vẻ hướng dẫn tiếng Anh cho bạn để được nói chuyện và tìm hiểu văn hóa của nước bạn. Cho nên đừng ngại người khác cười vì vốn liếng tiếng Anh ít ỏi của mình.
Các bậc cha mẹ có ý định cho con sang Mỹ học nên tính toán kỹ lưỡng khả năng tài chính của mình vì sinh viên kiếm việc làm thêm cũng không phải dễ, trong khi đó lại rất ảnh hưởng đến kết quả học tập. Có em du học sinh loay hoay mãi chẳng kiếm được tiền đóng học phí, cuối cùng đành quay về Việt Nam, dang dở việc học hành, lỡ dở một sự nghiệp.
Quỳnh Anh
Theo Sinh viên Việt Nam